Lợi dụng tính nhân văn của chính sách BHYT để trục lợi
30/10/2019 01:12 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ảnh minh hoạ
Theo BHXH Việt Nam, đến hết ngày 25/10/2019, BHXH các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Y tế xác minh 8/8 trường hợp sai sót của các cơ sở khám chữa bệnh trong việc thanh toán phẫu thuật Phaco 3 lần trên cùng một người bệnh: Tại Bệnh viện Mắt – TP. Hồ Chí Minh có 01 trường hợp đề nghị thanh toán thừa 01 lần phẫu thuật và vật tư y tế so với thực tế người bệnh được thực hiện; Bệnh viện Mắt Cao Thắng – TP. Hồ Chí Minh có 01 trường hợp gửi dữ liệu đề nghị thanh toán 02 lần chi phí một đợt điều trị của một người bệnh; Bệnh viện Mắt Phương Nam – TP. Hồ Chí Minh có 01 trường hợp thống kê sai mã thẻ BHYT của người bệnh.
Thậm chí, tại một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có 05 trường hợp thống kê thanh toán không đúng quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 31/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp.
Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, BHXH các tỉnh, thành phố và Sở Y tế đã tiến hành rà soát và phát hiện 28/31 có trường hợp đẻ thường hoặc mổ đẻ sau khi đã cắt tử cung toàn bộ hoặc sau can thiệp tại tử cung dưới 05 tháng. Trong đó, có 14 trường hợp người đi khám chữa bệnh mượn thẻ BHYT (Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Giang, Quảng Trị, Kon Tum, Bắc Ninh, Bình Định, Thanh Hóa, Đồng Nai, Lào Cai, Kiên Giang); 11 trường hợp cơ sở khám chữa bệnh chỉ định phẫu thuật tử cung đồng thời với cuộc đẻ nhưng ghi sai ngày thực hiện (Bắc Ninh, Hưng Yên, Bạc Liêu, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Tiền Giang, An Giang, Quảng Nam) và 03 trường hợp cơ sở khám chữa bệnh nhập sai mã thẻ BHYT của người bệnh khác (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Phụ Nữ - Đà Nẵng).
Chiêu trò trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT mỗi lúc một tinh vinh hơn khi BHXH tỉnh, thành phố và Sở Y tế phát hiện ra 58 trường hợp vi phạm phát sinh số lượt khám chữa bệnh sau ngày chết, cụ thể có 13 trường hợp cơ sở khám chữa bệnh ghi sai ngày ra viện trên dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT; 26 trường hợp người nhà sử dụng thẻ BHYT của người đã chết đi khám chữa bệnh từ 1 đến 3 lần chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,...
Đồng thời, phát hiện tại Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hưng Nhân – tỉnh Thái Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh có 04 trường hợp nhân viên cơ sở khám chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người đã chết (hoặc dữ liệu thẻ BHYT của người đã đến KCB trước đó) để lập hồ sơ thanh toán khống; 12 trường hợp trên địa bàn Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh nhập nhầm số thẻ BHYT của người khác hay tại TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đắk Lắk do cơ sở khám chữa bệnh không kiểm tra thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Trong quá trình kiểm tra, BHXH các tỉnh, thành phố và Sở y tế cũng phát hiện 03 trường hợp kê khống chi phí khám chữa bệnh. Trong đó, có 02 trường hợp sau khi người bệnh tử vong tại nhà, nhân viên bệnh viện tiếp tục ghi chỉ định chạy thận nhân tạo và thuốc tăng sinh hồng cầu trên hồ sơ bệnh án và thống kê đề nghị thanh toán BHYT (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và Bệnh viện 115 – tỉnh Nghệ An); 01 trường hợp người nhà đến đăng ký KCB cho người bệnh nhưng do người bệnh đã tử vong tại nhà không đến KCB được, bệnh viện vẫn lập hồ sơ thanh toán BHYT (Trung tâm y tế huyện Phù Ninh – Phú Thọ).
Có thể thấy rằng, không chỉ các cơ sở y tế từ khối tư nhân đến khối công lập mà ngay cả người dân đều lợi dụng tính nhân văn của chính sách BHYT là tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khoẻ với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp để tham gia trục lợi quỹ BHYT. Điều này đã và đang trở thành một trong những vấn nạn gây nhức nhối trong lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng quỹ BHYT, cũng như sự công bằng về quyền lợi chăm sóc sức khoẻ của những người tham gia BHYT.
Trước tình trạng đáng báo động, BHXH Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế về kết quả xác minh các trường hợp bất thường trong khám chữa bệnh BHYT nêu trên. Đồng thời, đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và có các biện pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa các hành vi trục lợi, gian lận BHYT./.
Nguồn: Cổng TTĐT BHXH TP Hà Nội
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...