Triển khai giao dịch điện tử về BHXH, BHYT, BHTN

17/03/2015 07:30 AM


 1. BHXH tỉnh:

Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT trên địa bàn tỉnh. Theo đó, BHXH tỉnh có trách nhiệm:

- Tiếp nhận, công khai và cung cấp phần mềm giao dịch hồ sơ BHXH, BHYT qua mạng internet; tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên quản thu, tiếp nhận quản lý hồ sơ của BHXH tỉnh, huyện và cán bộ làm công tác BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam;

UBND tỉnh tổ chức Hội nghị về công tác BHXH, BHYT

- Phối hợp với các cấp, ngành, các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT, thời gian thực hiện từ ngày 01/3/2015, nhằm cắt giảm 1/3 số lần và giảm 50% số giờ thực hiện thu, nộp BHXH, BHYT so với hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, DN nâng cao năng lực cạnh tranh;

- Phối hợp tốt với các cơ quan truyền thông, đặc biệt là Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng thông tin điện tử tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền việc triển khai GDĐT về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đến các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến cuối năm 2015 có 70% các cơ quan, đơn vị, DN thực hiện thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT;

- Phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể, các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, DN thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho người lao động (NLĐ).

2. UBND các huyện,  thành phố

- Có trách nhiệm phối hợp với BHXH tỉnh để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn triển khai thực hiện tốt việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT;

- Chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông địa phương tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến toàn thể nhân dân và NLĐ trên địa bàn; 

- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thường xuyên kiểm tra và xử phạt theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm Luật BHXH, Luật BHYT đối với các đơn vị, DN trên địa bàn.

3. Các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh

- Tích cực phối hợp với cơ quan BHXH và các đơn vị có liên quan chuẩn bị tốt cơ sở vật chất nhằm tổ chức thực hiện tốt việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT;

- Phổ biến, tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ của đơn vị về chủ trương triển khai thực hiện việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT; đồng thời tuyên truyền rộng rãi quyền lợi, nghĩa vụ thực hiện BHXH, BHYT, BHTN của người sử dụng lao động và NLĐ;

- Chấp hành nghiêm các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Thực hiện chi trả và giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ tại đơn vị.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và chủ trương triển khai thực hiện việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT của BHXH tỉnh.

5. Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng thông tin điện tử tỉnh

Chủ động phối hợp với BHXH tỉnh tuyên truyền chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt truyên truyền về chương trình cải cách TTHC và kế hoạch triển khai thực hiện việc thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức GDĐT của BHXH tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, DN  kịp thời phản ánh về BHXH tỉnh Kon Tum để tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam và UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

                                                                                                                   T.Đ.H

{loadposition baivietmoi}