Bảo hiểm xã hội tự nguyện
22/05/2013 03:06 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
I. Đối tượng tham gia
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
II. Phương thức đóng
1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1.1. Đóng hằng tháng;
1.2. Đóng 3 tháng một lần;
1.3. Đóng 6 tháng một lần;
1.4. Đóng 12 tháng một lần;
1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần;
1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Mục này.
3. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
III. Mức đóng
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
3. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Mục II nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
4. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm theo quy định tại Điểm 1.5 Khoản 1 Mục II được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Công thức:
- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).
Ví dụ 1: Ông S đăng ký tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông S sẽ là:
= 14.753.539 đồng
(Xem bảng chi tiết tính toán ví dụ 1 tại phụ lục kèm theo)
5. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Mục II được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Ví dụ 2: Bà Q đến tháng 10/2017, đủ 55 tuổi và có thời gian tham gia BHXH là 16 năm 3 tháng lựa chọn phương thức đóng một lần cho 3 năm 9 tháng còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng bà Q lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 10/2017. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 3 năm 9 tháng (45 tháng) còn thiếu của bà Q sẽ là:
= 36.091.122 đồng
(Xem bảng chi tiết tính toán ví dụ 2 tại phụ lục kèm theo)
6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
7. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
7.1. Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
7.2. Hưởng BHXH một lần;
7.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).
- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).
Ví dụ 3: Ông S tại thời điểm tháng 9/2016 đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông S tham gia BHXH bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông S được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:
= 4.550.504 đồng
IV. Thời điểm đóng
1. Thời điểm đóng BHXH đối với phương thức đóng quy định như sau:
1.1. Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
1.2. Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
1.3. Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
1.4. Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
2. Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm 1.5 và Điểm 1.6 Khoản 1 Mục II được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
3. Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Mục này mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
T3 = Mđ x (1+r)t
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Ví dụ 4: Ông T đóng BHXH tự nguyện theo phương thức 6 tháng một lần từ tháng 11/2016, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng/tháng, với mức đóng là:
Mđ = 5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng = 6.600.000 đồng.
Tuy nhiên, ông T không thực hiện đóng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông T tới cơ quan BHXH đề nghị đóng bù cho 6 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông T là:
6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng
V. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Thực hiện theo Điều 14 và 15 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, áp dụng từ 01/01/2018.
1. Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
2. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
- n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
3. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
Quyền lợi khi tham gia
1- Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế:
a/ Điều kiện:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
* Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.
b/ Mức hưởng:
- Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH
+ 15 năm đầu = 45% ;
+ Cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
* Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%
2- Được điều chỉnh lương hưu:
Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo công bố của Nhà nước.
3- Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:
Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH.
4- Được trợ cấp BHXH 1 lần:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
- Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.
- Ra nước ngoài để định cư.
Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện TN.
* Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5- Chế độ mai táng phí:
Đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).
6- Được trợ cấp tuất một lần:
a/ Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:
- Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
- Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:
Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
c/ Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
+ Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.
+ Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).
+ Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.
+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.
- Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH.
Thủ tục hồ sơ
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ hưu trí tự nguyện:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đối với người lao động nghỉ việc, chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ (trường hợp mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì phải có đơn giải trình theo mẫu số 12-HSB).
3. Văn bản giải trình về lý do nộp hồ sơ chậm đối với trường hợp nộp hồ sơ sau thời điểm hưởng lương hưu. Nội dung văn bản giải trình phải nêu rõ trong thời gian nộp chậm đang làm gì, cư trú ở đâu và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
Trường hợp nộp hồ sơ chậm do chấp hành án phạt tù giam hoặc xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án tuyên bố mất tích trở về thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy đặc xá tha tù trước thời hạn (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Quyết định của Toà án hủy quyết định tuyên bố mất tích (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Quyết định, giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho cư trú tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) kèm theo Giấy tờ chứng minh thời điểm nhập cảnh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động (bản chính).
Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần tự nguyện:
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất tự nguyện:
2. Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
3. Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 09A-HSB).
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...