Chế độ Hưu trí

22/05/2013 02:36 AM


Căn cứ pháp lý:
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
- Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động.
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
- Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc.
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện.
1. Điều kiện hưởng:
1.1 Lao động nữ hoạt động không chuyên trách ở xã phường thị trấn đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm và đủ 55 tuổi (nếu lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì không được bù bằng mức lương cơ sở).
1.2 Lao động đang tham gia BHXH có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi
- Nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi, có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, PCKV 0,7.
- Người lao động (nam, nữ) từ đủ 50 tuổi có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Riêng đối với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc người lao động có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: không quy định về tuổi đời.
1.3 Điều kiện nghỉ hưu của một số đối tượng khác:
a) Cán bộ xã (đóng BHXH theo NĐ số 09/1998/NĐ-CP từ đủ 15 năm trở lên) đã nghỉ  chờ hưu (có giấy chứng nhận chờ hưu do cơ quan  BHXH cấp) được hưởng trợ cấp hàng tháng từ khi nam đủ 55 tuổi, nữ  đủ 50 tuổi.
 b) Cán bộ chuyên trách xã, nghỉ việc trước 01/01/2007 có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên đang tự đóng tiếp BHXH đủ điều kiện nghỉ hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ  đủ 55 tuổi và đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
c) Người lao động có 15 năm đóng BHXH có Quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hoặc Giấy chứng nhận chờ hưu trước ngày 01/01/2003, được hưởng lương hưu khi khi nam đủ 60 tuổi, nữ  đủ 55 tuổi.
1.4 Đối với người lao động có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.

- Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.

Năm nghỉ hưởng
lương hưu
Điều kiện về tuổi đời
đối với nam
Điều kiện về tuổi đời
Đối với nữ
2016
Đủ 51 tuổi
Đủ 46 tuổi
2017
Đủ 52 tuổi
Đủ 47 tuổi
2018
Đủ 53 tuổi
Đủ 48 tuổi
2019
Đủ 54 tuổi
Đủ 49 tuổi
Từ 2020 trở đi
Đủ 55 tuổi
Đủ 50 tuổi
 
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động 81%
2. Tỷ lệ % lương hưu
2.1 Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017:
Mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì được tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, nhưng tối đa không quá 75%.
2.2 Từ 01/01/2018:
Mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Đối với lao động nam:
Năm nghỉ hưởng
chế độ hưu
Tỷ lệ 45% tương ứng
với số năm đóng BHXH
Tỷ lệ 75% tương ứng
với số năm đóng BHXH
2018
16
31
2019
17
32
2020
18
33
2021
19
34
Từ 2022 trở đi
20
35

- Đối với lao động nữ: nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm = 45%, tỷ lệ 75% thì phải có thời gian đóng BHXH là 30 năm.

- Đối với người lao động cả nam và nữ, thời gian cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2 %, mức tối đa bằng 75%
- Người lao động suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì mức lương hàng tháng được tính theo cách tính chung nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%.
- Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do về hưu trước tuổi.
 3. Cách tính lương hưu:
Lương hưu = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x tỷ lệ % lương hưu.
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính như sau:
a) Đối với người có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của (t) năm cuối trước khi nghỉ việc chia cho (t x 12) tháng

Thời gian đóng BHXH
(t)
Đóng BHXH trước 01/01/1995
= 5 năm cuối
Đóng BHXH từ 01/01/1995 đến 31/12/2000
= 6 năm cuối
Đóng BHXH trước 01/01/2001 đến 31/12/2006
= 8 năm cuối
Đóng BHXH từ 01/01/2007 đến 31/12/2015
= 10 năm cuối
Đóng BHXH từ 01/01/2016 đến 31/12/2019
= 15 năm cuối
Đóng BHXH từ 01/01/2020 đến 31/12/2024
= 20 năm cuối
Đóng BHXH từ 01/01/2025
Tính bình quân toàn bộ quá trình

b) Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH chia cho tổng số tháng đóng BHXH
c) Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định cộng với tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định chia cho tổng số tháng đóng BHXH.
4. Thời điểm hưởng lương hưu:
- Đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc thì thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
- Đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan BHXH.
- Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người bảo lưu thời gian đóng BHXH thì thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
- Người lao động có quyết định hoặc giấy chứng nhận nghỉ chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2003 thì thời điểm được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
5. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội./.

{loadposition chedo}