Đổi mới cơ chế, phương thức quản lý viên chức
09/08/2022 08:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 8/8, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.Ngày 8/8, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.
Phát biểu tại Phiên giải trình, ông Hoàng Thanh Tùng- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giữ ổn định, bảo đảm ươm mầm, bổ nhiệm cán bộ thông qua hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho nhân dân. Cơ chế quản lý đối với các cơ sở sự nghiệp công lập, viên chức từng bước được đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước được ban hành để xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức hướng tới phục vụ người dân.
Ông Hoàng Thanh Tùng- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu tại Phiên giải trình
“Hoạt động giải trình của các cơ quan sẽ giúp xem xét, đánh giá tình hình thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, việc quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan. Từ đó, kiến nghị biện pháp để khắc phục các bất cập, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế, phương thức quản lý đối với viên chức”- ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ.
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, hoạt động giải trình được tiến hành công khai, tập trung vào các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, được xã hội quan tâm. Qua đó, hướng đến đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan những mặt tích cực, bất cập, hạn chế và nguyên nhân; làm rõ trách nhiệm đối với những vấn đề bất cập, hạn chế cả đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và công tác tổ chức thực hiện; đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi.
Ông Trương Hải Long- Thứ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo giải trình
Báo cáo tại Phiên giải trình, ông Trương Hải Long- Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, các văn bản của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung này hiện nay cơ bản đầy đủ, đồng bộ. Việc phân cấp cho bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý giúp bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị mình.
Thừa nhận việc phân cấp thẩm quyền này là cần thiết, nhưng Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, điều này dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý, nhưng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương. Đối với quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành đã quy định cơ bản đầy đủ về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Song, một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, dẫn đến các địa phương sau khi tuyển dụng không thể xếp vào chức danh nghề nghiệp tương ứng như: Thẩm kế viên (Bộ Xây dựng), kỹ sư Nông học, kỹ sư Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, quy định phân hạng đối với các chức danh nghề nghiệp còn có một số bất cập, chưa thể hiện được rõ sự khác biệt giữa các hạng. Một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, nhưng nhiều nội dung của chương trình bồi dưỡng còn trùng lắp với chương trình đào tạo. Một số ý kiến lưu ý, cần có giải pháp để thống nhất quản lý tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị, vì mỗi địa phương lại thực hiện khác nhau. Ngoài ra, tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý không thống nhất giữa các địa phương gây băn khoăn trong các viên chức làm việc ở đơn vị sự nghiệp.
Các đại biểu tham dự Phiên giải trình
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, Ban Tổ chức Trung ương đã có quy định nhưng mỗi nơi làm khác nhau. Cán bộ lãnh đạo quản lý có chỗ đòi hỏi có Bằng Cao cấp Lý luận chính trị mới được bổ nhiệm Giám đốc, có chỗ chỉ cần Bằng Trung cấp Lý luận chính trị cũng được bổ nhiệm Giám đốc. Trong khi đó, có chỗ quy định phải là chuyên viên chính hoặc chỉ cần chuyên viên... Do vậy, Bộ Nội vụ đưa ra giải pháp để dễ dàng tổ chức thực hiện.
Về các nội dung này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nêu rõ, Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có quy định tiêu chuẩn chung đối với chức danh lãnh đạo quản lý gồm: Tiêu chuẩn chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, tiêu chuẩn lý luận chính trị. Như vậy, tất cả các chức vụ công chức, viên chức làm lãnh đạo quản lý đều phải có yêu cầu trình độ lý luận chính trị.
Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Nội vụ thấy rằng, viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp với nhiều mô hình khác nhau mà phải có tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị sẽ rất bất cập. “Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các cơ quan đôn đốc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương khi quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh lãnh đạo quản lý, kể cả công chức, viên chức các cấp phải đảm bảo đồng bộ giữa các quy định của Đảng về tiêu chuẩn lý luận chính trị”- ông Long cho biết.
Đối với tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý khác nhau giữa các địa phương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý, tuyển dụng viên chức mang tính chất tiêu chuẩn sàn. Việc bổ nhiệm, tuyển dụng viên chức nên giao cho các bộ, ngành, địa phương được quy định cao hơn để đáp ứng đòi hỏi thực tế từng địa bàn, không trái với tiêu chuẩn chung được xác định.
Theo Tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...