Đẩy mạnh thực hiện lộ trình chuyển từ ngân sách cấp cho bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT
04/11/2019 01:34 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đại biểu Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Bùi Thu Hằng cho biết, thực hiện chủ trương xã hội hoá, đến năm 2018 cả nước đã có 100% bệnh viện (BV) công thực hiện cơ chế tự chủ với các mức độ khác nhau. Trong đó, 14% BV tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 27% BV tự bảo đảm chi thường xuyên, 68% BV tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và còn 46% BV tuyến nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Năm 2019, Chính phủ thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với 4 BV trực thuộc Bộ Y tế.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các BV công lập đã đạt được nhiều kết quả. Số lượng các BV tự chủ tăng dần qua các năm; kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên giảm dần, giúp tăng hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho y tế thông qua hỗ trợ người dân mua thẻ BHYT và đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tự chủ còn giúp các BV chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sắp xếp tổ chức bộ máy, sử dụng nguồn nhân lực và tài chính có hiệu quả; huy động được nguồn tài chính để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo thiết bị y tế, đảm bảo nâng cao chất lượng KCB. Khuyến khích các BV sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí để nâng cao thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ và tăng sự hải lòng của người bệnh...
Tuy nhiên, công tác quản lý biên chế đang thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Công chức-Viên chức, việc chi trả tiền lương đang thực hiện theo Nghị định của Chính phủ. Việc thực hiện tự chủ đối với các BV tuyến huyện, đặc biệt các BV vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do người dân ở xa, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế. Nhiều BV khi thực hiện tự chủ có số thu không đủ chi lương cho cán bộ công chức. Mặt khác, chưa có chế độ đãi ngộ và thu hút cán bộ y tế, nhất là cán bộ giỏi về công tác tại vùng khó khăn, miền núi nên việc chuyển dịch cán bộ y tế từ BV công sang BV tư đang diễn ra...
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân viên trên số giường bệnh tại Thông tư 08/2007 của Bộ Y tế không phù hợp, nhưng cũng chưa được chỉnh sửa kịp thời; nếu đảm bảo theo quy định thì BV phải sử dụng thêm nhân lực gián tiếp... Đây là bất cập đòi hỏi các BV phải tăng cường áp dụng CNTT trong quản lý và thanh quyết toán BHYT, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giảm nhân lực...
Mặt khác, thực hiện Nghị định số 41/2012, thì nguyên tắc các đơn vị sử dụng theo vị trí việc làm, các cơ sở KCB tự bảo đảm chi thường xuyên không được ngân sách cấp kinh phí, trong khi giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ trên các yếu tố như chi phí khấu hao tài sản, nghiên cứu khoa học, chi phí quản lý. Do vậy, để bù đắp chi thường xuyên, trong đó có chi các yếu tố chưa cấu thành giá dịch vụ KCB, các BV đã tăng cường sử dụng các dịch vụ xã hội hoá KCB theo yêu cầu, nhằm đáp ứng yêu cầu của BV là tăng nguồn thu; từ đó sẽ có xu hướng lựa chọn các DVKT có mức chênh lệch thu chi nhiều để sử dụng.
Đại biểu Bùi Thu Hằng nêu, năm 2019, để ứng phó với việc giao dự toán chi KCB BHYT, nhiều BV chủ yếu thực hiện các ca bệnh dễ, còn ca bệnh khó được chuyển lên tuyến trên, gây ra tình trạng quá tải. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Hằng đề xuất “Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống chính sách, trong đó có tự chủ BV công lập; đẩy mạnh thực hiện lộ trình chuyển từ ngân sách cấp cho BV sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ; ưu tiên phân bổ ngân sách bảo đảm chi thường xuyên tuyến huyện và vùng núi. Đồng thời, Bộ Y tế cần tăng cường năng lực quản lý, rà soát văn bản về BHYT nhằm sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn..../.
Nguồn: Tạp chí BHXH
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...
Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công ...
Album ảnh hoạt động