Phó Giám đốc BHXH tỉnh Kon Tum Võ Công Đức trả lời phỏng vấn Truyền hình Quốc hội Việt Nam
08/10/2018 07:17 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Giám đốc Võ Công Đức: Trong nhiều năm qua, CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Kon Tum nói riêng, đặc biệt quan tâm, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, chẳng hạn như:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, trong đó trọng tâm là rà soát các TTHC đã ban hành và kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản của ngành, qua đó kịp thời phát hiện đề xuất BHXH Việt Nam loại bỏ, cắt giảm các thủ tục không phù hợp và sửa đổi theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của cá nhân, tổ chức theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về CCHC đối với doanh nghiệp.
- Triển khai mạnh mẽ thực hiện đơn giản hóa các TTHC về thu và giải quyết chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kết quả năm 2016, ngành đã cắt giảm từ 115 TTHC xuống còn 32 thủ tục; giảm 56% thành phần hồ sơ; giảm 82% tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 78% quy trình, thao tác thực hiện. Năm 2017, ngành tiếp tục rà soát, đơn giản biểu mẫu, hoàn thiện quy trình trong tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và hưởng thụ, trên cơ sở đó đã cắt giảm số TTHC từ 32 thủ tục xuống còn 28 thủ tục; rút ngắn thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày, thẻ BHYT từ 7 ngày xuống còn 5 ngày (riêng với người hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định), cấp lại thẻ BHYT không thay đổi thông tin được thực hiện trong ngày…
Hiện tại, ngành đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, góp phần rút ngắn thời gian, chi phí giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Đến tháng 9/2018, đã có 1.855 đơn vị đăng ký giao dịch điện tử; 22.257 hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử; cấp sổ BHXH cho 38.638 người (đạt hơn 99,94% số người đang tham gia BHXH), đã bàn giao cho người lao động 38.638 sổ BHXH; cấp 462.683 thẻ BHYT, đạt 100% thẻ BHYT được cấp theo mã số BHXH, kết nối liên thông dữ liệu hộ gia đình với tỷ lệ đồng bộ mã số BHYT của người tham gia đạt gần 100%.
Phóng viên:Theo ông, việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao hiệu quả trong khám chữa bệnh (KCB), quản lý chặt chẽ thanh toán chi phí KCB BHYT như thế nào?
Phó Giám đốc Võ Công Đức: Sau gần 2 năm đưa vào vận hành, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã kết nối 100% cơ sở KCB BHYT từ tuyến xã đến tuyến tỉnh. Đến cuối năm 2017 đã tiếp nhận 998.528 hồ sơ KCB điện tử đề nghị thanh toán; tỷ lệ kết nối liên thông và thực hiện giám định điện tử trên toàn tỉnh đạt 100%. 9 tháng đầu năm có 742.281 lượt người KCB BHYT tiếp nhận qua Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử…
- Việc ứng dụng CNTT trong KCB BHYT đã giảm đáng kể thời gian chờ đợi của người bệnh. Cơ sở KCB chỉ cần quét mã vạch hoặc nhập mã thẻ của người bệnh thì toàn bộ thông tin hành chính, lịch sử KCB các lần trước của người bệnh sẽ được tự động cập nhật, không cần phải nhập, tra cứu thủ công như trước đây.
- Dữ liệu KCB được liên thông, quản lý tập trung trên toàn quốc, do đó giúp cơ quan BHXH quản lý được chi phí KCB theo từng ngày tại từng cơ sở KCB; ngăn chặn được tình trạng người bệnh lợi dụng chính sách thông tuyến để đi KCB tại nhiều cơ sở KCB trong cùng một ngày nhằm mục đích lạm dụng quỹ BHYT; đồng thời kịp thời phát hiện những cơ sở có chi phí bất hợp lý để chấn chỉnh, thực hiện thanh toán chi phí KCB đúng theo quy định, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người bệnh.
- Trong 8 tháng đầu năm 2018, Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử đã phát hiện trên địa bàn tỉnh có 1.163 hồ sơ đề nghị thanh toán không đúng quy định và tự động từ chối thanh toán tổng số tiền trên 356 triệu đồng.
- Hệ thống này cũng kịp thời cảnh báo các bất hợp lý trong chỉ định thuốc, dịch vụ y tế giúp các cơ sở KCB nhận biết được những sai sót của mình để chủ động khắc phục và qua đó cũng giúp giám định viên của cơ quan BHXH thực hiện tổ chức giám định tại cơ sở đảm bảo chính xác theo đúng quy định. Nhờ đó, ngoài việc từ chối thanh toán 356 triệu đồng từ Hệ thống thông tin giám định điện tử thì cơ quan BHXH tỉnh còn tiến hành rà soát theo cảnh báo của hệ thống trong 8 tháng đầu năm 2018 đã từ chối thêm 1,8 tỷ đồng.
Phóng viên:Trong thời gian tới, BHXH tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục đẩy mạnh những giải pháp gì để cắt giảm TTHC nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch?
Phó Giám đốc Võ Công Đức: Nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi thực hiện giao dịch, tới đây BHXH tỉnh thực hiện tổng hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:
- Chủ động khắc phục những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục nghiên cứu đề xuất BHXH Việt Nam cắt giảm, đơn giản các TTHC; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử; tích cực huy động dịch vụ công và nâng cao chất lượng thực thi đạo đức công vụ.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại Nghị định 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ, Quyết định 838/QĐ-BHXH ngày 29/5/2017 của BHXH Việt Nam. Tiếp tục đề nghị BHXH Việt Nam hoàn thiện các hệ thống trang thiết bị, phần mềm, liên thông CSDL, ưu tiên cao nhất các hoạt động nghiệp vụ, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân qua giao dịch điện tử.
- Niêm yết, công khai trong TTHC bằng nhiều hình thức để người dân tiếp cận, giảm chi phí, thời gian tìm hiểu thủ tục và chuẩn bị hồ sơ.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC cho nhân viên Bưu điện, đáp ứng yêu cầu “Một cửa” của cơ quan BHXH, thực hiện hiệu quả mục tiêu hỗ trợ đơn vị SDLĐ, giảm tải công việc cho cơ quan BHXH.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC thông qua phần mềm theo dõi trên hệ thống "Một cửa điện tử" tập trung; sơ kết, đánh giá kết quả công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để làm cơ sở chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng.
- Ngoài ra, tăng cường kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác cải cách TTHC tại Văn phòng BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố trực thuộc và khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH tại các đơn vị SDLĐ để đề xuất BHXH Việt Nam chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác cải cách TTHC, kịp thời xử lý vi phạm và khen thưởng thành tích tập thể, cá nhân trong công tác cải cách TTHC.
Phóng viên:Bên cạnh CCHC, việc đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về các loại bảo hiểm được BHXH tỉnh Kon Tum chú trọng như thế nào?
Phó Giám đốc Võ Công Đức: Bên cạnh CCHC, BHXH tỉnh còn tập trung đẩy mạnh thực hiện tổng hợp đan xen đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, cụ thể:
- Về hình thức, đối tượng tuyên truyền: Chủ động phối hợp các sở, ngành, tổ chức, đơn vị tăng cường tổ chức các hội nghị đối thoại, tọa đàm với người lao động tại doanh nghiệp, khu dân cư; đồng thời phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tăng số lượng tin, bài về BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện, như duy trì tốt các chuyên mục điểm tựa an sinh xã hội trên các đài, báo in, báo ảnh, báo điện tử, phát thanh trên đài, hệ thống loa xã, phường, thị trấn, phát thanh lưu động, lưu diễn kịch sân khấu hóa…; xây dựng đội ngũ tuyên truyền…
- Về nội dung tuyên truyền:
+ BHXH tỉnh tập trung tuyên truyền những quy định mới của Luật BHXH năm 2014 áp dụng từ ngày 01/01/2018 và tác động của nó đối với đời sống xã hội (bao gồm: phạm vi mở rộng đối tượng tham gia, việc thay đổi cách tính lương hưu, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện).
+ Tuyên truyền BHYT là một giải pháp tạo ra công bằng trong CSSK, góp phần giảm nghèo đói; quy định về đối tượng tham gia BHYT; về mức đóng và trách nhiệm đóng; phạm vi hưởng; mức hưởng BHYT; công tác tổ chức KCB và thanh toán BHYT; quản lý và sử dụng Quỹ BHYT; những biểu hiện sai trái cần khắc phục trong quá trình thực hiện BHYT: về phía người tham gia BHYT, đơn vị sử dụng lao động; về phía các cơ sở KCB BHYT…
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền đã tạo được chuyển biến nhận thức tích cực của các cấp, ngành, đơn vị sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tham gia và thụ hưởng quyền lợi BHXH, BHYT, thúc đẩy phủ rộng diện tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đến nay đạt xấp xỉ 90% dân số toàn tỉnh, vượt chỉ tiêu Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Kon Tum, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về BHXH, BHTN theo Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí./.
Người thực hiện Kim Liên
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...
Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công ...
Album ảnh hoạt động