Tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
20/11/2017 08:18 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đồng chủ trì Hội thảo có: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn; Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn; Phó Bí thư tỉnh ủy Gia Lai Châu Ngọc Tuấn.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT khai mạc hội thảo
Hội thảo thu hút khoảng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, ban thuộc BHXH Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Báo Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Trung tâm Truyền thông BHXH Việt Nam; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, UBND tỉnh, BHXH và Ban Dân tộc tỉnh, một số già làng, trưởng bản, đại lý thu BHXH, BHYT của 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó, Kon Tum có 5 đại biểu.
Tại Hội thảo có trên 15 tham luận, trong đó, đại diện BHXH 5 tỉnh Tây Nguyên, Giám đốc BHXH tỉnh Kon Tum Trần Văn Lực tham luận về “Một số hình thức tuyên truyền đem lại hiệu quả tích cực trong công tác vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình”.
Tham luận nêu rõ: năm 2012 - năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị, Kon Tum có 390.530 người tham gia BHYT, chiếm khoảng 83% dân số toàn tỉnh, chỉ có 258 người tham gia BHXH tự nguyện.
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Và, “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT” được đặt lên hàng đầu. Theo đó, BHXH Việt Nam thường xuyên, liên tục có những chỉ đạo sát sao về công tác tuyên truyền, cùng với những chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, BHXH tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể hóa các hoạt động tuyên truyền và triển khai đồng loạt nhiều hình thức đan xen bổ trợ nhau, nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận đối tượng, tạo chuyển biến nhận thức tích cực về BHXH, BHYT đối với các cấp, ngành, đơn vị sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum, 5 hình thức tuyên truyền chủ yếu, đó là: ký kết hợp đồng tuyên truyền với các cơ quan thông tin đại chúng; tuyên truyền trực quan và phát hành các ấn phẩm; tuyên truyền lưu động bằng xe chuyên dùng; tuyên truyền theo chủ đề, tư vấn và đối thoại chính sách tại cơ sở; không ngừng mở rộng mạng lưới đại lý.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn phát biểu kết luận hội thảo
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hình thức tuyên truyền này đã mang lại những kết quả khích lệ, số người tham gia BHYT ở Kon Tum tăng lên sau mỗi năm, cải thiện tỷ lệ bao phủ số người tham gia BHYT, thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân. Tính đến tháng 10/2017, Kon Tum có 457.180 người tham gia BHYT, đạt 87,9% (Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 86,8%); số người tham gia BHXH tự nguyện có 803 người, tăng 545 người, hơn gấp 3 lần so với năm 2012 - năm đầu thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.
Giám đốc BHXH tỉnh Kon Tum đại diện BHXH 5 tỉnh Tây Nguyên phát biểu tham luận
Để vận động phát triển bền vững người đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình, góp phần thúc đẩy tiến trình phủ rộng số người tham gia BHXH và thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân, tham luận nêu rõ BHXH tỉnh sẽ tập trung vào 7 giải pháp:
Một là, tiếp tục tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND & UBND tỉnh tăng cường hơn nữa trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, chủ động phối hợp với Thành ủy, Huyện ủy và UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện đạt tỷ lệ bao phủ BHYT hàng năm ở từng địa phương theo chỉ tiêu HĐND và UBND tỉnh đã giao.
Hai là, xây Chương trình triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.
Ba là, trên cương vị Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo triển khai Đề án "Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020" tỉnh Kon Tum, Giám đốc BHXH tỉnh giúp Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát huy tốt nhất vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo để mang lại kết quả tốt nhất.
Bốn là, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế, chương trình phối hợp, đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT HGĐ, phát huy cao độ vai trò của đại lý tạo nội lực tổng hợp trong tuyên truyền chính, pháp luật về BHXH, BHYT.
Một già làng tham luận
Năm là, vận động già làng, trưởng bản, những người có uy tín tại các thôn làng, địa phương tích cực hưởng ứng, tham gia công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Sáu là, làm pa nô, phát hành tờ gấp và in ấn tài liệu tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình bằng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảy là, mở rộng mạng lưới cộng tác viên từ các cán bộ chủ chốt tại các địa phương, các chủ thể phối hợp và hệ thống đại lý.
Cạnh đó, BHXH tỉnh có 3 kiến nghị, đề xuất: đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động tuyên truyền đối với già làng, trưởng bản, những người có uy tín tại các thôn làng, địa phương; BHXH Việt Nam in ấn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền bằng tiếng dân tộc hoặc cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện; ngoài sự hỗ trợ từ phía Trung ương, đề nghị các cấp chính quyền địa phương trích một phần ngân sách để hỗ trợ bổ sung thêm theo một tỷ lệ phù hợp đối với một số nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.
Sau khi nghe các tham luận, phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho rằng tới đây cần tập trung vào 4 nội dung:
Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường hơn nữa việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 21 NQ/TW của Bộ Chính trị. Trước mắt, BHXH các tỉnh tham mưu cấp ủy và đề xuất với HĐND các cấp đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình thành chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2018.
Hai là, BHXH các tỉnh chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình ở từng địa bàn; phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín và đại lý thu BHXH trong tuyên truyền, vận động theo phương châm “đến từng nhà, rà từng ngõ”.
Ba là, trang bị kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ tuyên truyền, cộng tác viên, cán bộ chủ chốt tại cơ sở, các đoàn thể, đại lý thu BHXH, già làng, trưởng bản, người có uy tín tại các thôn, làng, khu dân cư.
Bốn là, đề nghị Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH cùng BHXH Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ xem xét tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, chính sách BHXH, BHYT./.
T.Đ.H
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...
Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công ...
Album ảnh hoạt động