Đẩy mạnh tiến trình BHYT toàn dân
30/06/2016 09:12 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đến nay, Luật BHYT đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo đó, đã có cả hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo bước tiến lớn, mở ra một diện mạo mới cho việc thực hiện BHYT. Trong điều kiện một tỉnh miền núi, Kon Tum không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng, nổi bật là BHXH tỉnh, trong nhiều năm qua đã đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt trên hầu khắp các nội dung về lĩnh vực BHYT; đồng thời chủ động cùng Sở Y tế và các sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan ban hành trên 10 chương trình, quy chế phối hợp liên ngành, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm để triển khai thực hiện, tổ chức sơ kết, đánh giá trên từng phương diện, đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những nhóm giải pháp sát thực tiễn để thực hiện BHYT đạt kết quả tốt hơn. Nội dung, hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng và được ngành BHXH triển khai một cách chủ động, đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến huyện, lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ vào đời sống thông qua các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều kênh hữu hiệu khác, như báo cáo viên, phát động các cuộc thi sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giải báo chí về BHXH, BHYT; sáng tác tranh cổ động về BHXH, BHYT; tuyên truyền trực quan bằng băng rôn, biểu ngữ, pa-nô, áp phích, tờ gấp ấn hành với số lượng rất lớn; cấp miễn phí Báo BHXH và Tạp chí BHXH; duy trì hoạt động Trang tin điện tử; làm phóng sự truyền hình, phát thanh định kỳ và lưu động kịp thời chuyển tải đến các cấp, ngành, đơn vị sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân những nội dung mới về Luật BHYT sửa đổi, thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm thay đổi từng bước cách nghĩ, cách làm từ hành chính sang phục vụ của hệ thống cán bộ 2 ngành BHXH và Y tế, phấn đấu làm hài lòng thực sự đối với người tham gia và thụ hưởng BHYT trong điều kiện mới, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Một ca chạy thận BHYT tại BV Đa khoa tỉnh Kon Tum
Mặt khác, Luật BHYT sửa đổi đã mở rộng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT cho đối tượng. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm của 2 ngành Y tế và BHXH đã từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, quy trình thủ tục trong KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT có nhiều cải tiến, thuận lợi cho đối tượng, nhất là việc thông tuyến KCB đã tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT trong tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ BHYT. Từ ngày 01/01/2016, thông tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh. Thông tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho người dân. Quyền lợi thụ hưởng của người tham gia BHYT ngày càng tăng chính là kênh tuyên truyền hữu hiệu và thuyết phục nhất để làm thay đổi hành vi tích cực của đối tượng, thúc đẩy số người tham gia BHYT ngày càng đông.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 442.311 người tham gia BHYT, tăng 173.800 người, gấp 1,65 lần so với năm 2009, chiếm trên 85% dân số toàn tỉnh, vượt chỉ tiêu theo Quyết định 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Kon Tum.
Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc bàn các giải pháp đẩy mạnh thực hiện BHYT toàn dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt chỉ tiêu 90% dân số có thẻ BHYT vào năm 2020. Trong khi đó, Kon Tum vẫn còn xấp xỉ 15% dân số chưa có thẻ BHYT. Như vậy, để đạt 90% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm tỉnh ta tăng ít nhất 1% mà phần lớn những người chưa có thẻ BHYT có điều kiện sống rất khó khăn. Hơn nữa, hiệu quả từ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã từng bước đưa người dân thoát nghèo, trong số thoát nghèo sẽ có một bộ phận không còn thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT nếu họ không rơi vào vùng cận nghèo, điều này tác động xu hướng giảm số lượng người tham gia BHYT so với tỷ lệ hiện tại. Cùng với đó, quy mô dân số ngày một lớn lên thì việc tăng 1% thể hiện bằng con số tuyệt đối là rất lớn. Vậy nên, để có 90% dân số có thẻ BHYT vào năm 2020 thì ngoài sự nổ lực của BHXH tỉnh, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh.
Về phía BHXH tỉnh, hiện nay một mặt đang dốc toàn lực tập trung hoàn chỉnh danh sách hộ gia đình tham gia BHYT, phấn đấu hoàn thành nốt việc đồng bộ dữ liệu cấp thẻ BHYT trong toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, sẽ phân nhóm và đề ra những giải pháp mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHYT phù hợp với từng nhóm để cấp tốc triển khai thúc đẩy nhanh diện bao phủ số người tham gia BHYT. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, giao dịch điện tử và qua mạng internet gắn liền với tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại đơn vị sử dụng lao động thông qua dịch vụ bưu chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các đơn vị tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Đặc biệt, BHXH tỉnh vừa tổ chức liên tục 4 hội nghị tập huấn triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT cho gần 250 cán bộ làm công tác thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) của 123 cơ sở KCB BHYT, chuẩn bị điều kiện cho việc kết nối liên thông dữ liệu thống nhất thực hiện trong toàn quốc, thúc đẩy tiến trình tin học hóa công tác KCB BHYT nói chung, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT nói riêng. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đồng bộ, đan xen, bổ trợ nhau tác động toàn diện đến các giác quan tiếp nhận thông tin của đối tượng để nâng cao hiệu quả, vừa ổn định tâm lý, duy trì số người đã tham gia vừa tác động thay đổi hành vi của các nhóm chưa tham gia để phát triển đối tượng, chú ý tuyên truyên sự cần thiết và ý nghĩa của việc tham gia BHYT để mọi người thấy rõ cái lợi khi tham gia và cái bất lợi khi "đứng ngoài cuộc". Có vậy, việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT mới nhanh và bền vững, như Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum, vừa mới tham gia BHYT hộ gia đình, nhận định: Theo một người quen ở ngành y tế thì tới đây viện phí sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, những ai không tham gia BHYT sẽ phải đối mặt với gánh nặng tài chính khi không may gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật. Trong khi, tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình thì được giảm rất nhiều mức phí, như nhà tôi có 4 người, người thứ nhất đóng 6% mức lương cơ sở và lần lượt người thứ hai, thứ ba, thứ tư chỉ đóng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, cho thấy tính chia sẻ cộng đồng được hình thành ngay trong mỗi hộ gia đình. Đó là chưa kể những gia đình nào đông hơn thì từ người thứ 5 trở đi chỉ còn đóng 40% mức đóng của người thứ nhất. Nhưng đóng mà mong cho không có "cơ hội" hưởng và xem đó như là lệ phí may mắn, chia sẻ gánh nặng với những người thiếu may mắn hơn mình vậy!
Thái Đông Hải
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...
Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công ...
Album ảnh hoạt động