Thành phố Kon Tum - Còn gần 4.000 học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT

22/10/2021 10:01 AM


Đây là số liệu được Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum thông tin tại Báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2020-2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021-2022 trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Kết quả phát triển HSSV tham gia BHYT

Năm học 2020-2021, trên địa bàn thành phố có 35.942 học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên tổng số 39.819 HSSV, chiếm tỷ lệ 90,26%, trong đó số tham gia BHYT là 24.898 em, tham gia BHYT đối tượng khác (hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân quân đội, công an…) là 11.044 em, số HSSV chưa tham gia là 3.877 em (chiếm tỷ lệ 9.74%).

          Tình hình số HSSV tham gia theo các khối cụ thể như sau: Khối đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 1.430 em đạt tỷ lệ 94,02%; Khối trung học phổ thông là 6.988 em đạt tỷ lệ 95,65%; Khối trung học cở sở và tiểu học là: 27.524 em đạt tỷ lệ 88,81%.

          Các trường học có tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt thấp tập trung ở các xã, phường vùng ven thành phố Kon Tum.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho HSSV tham gia BHYT và Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chi thù lao năm 2021

          Trong năm học 2020-2021, BHXH tỉnh đã chi trả tiền khám chữa bệnh cho 17.164 lượt HSSV tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, tổng số tiền chi trả là 4.304.946.372 đồng. Số kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 2020 đã duyệt là 1,081 tỷ đồng. Trong năm 2020 đã chi thù lao cho 53 trường với số tiền là 325 triệu đồng.

Sự chỉ đạo của chính quyền và sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Chính sách BHXH, BHYT được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xác định là hai trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đặc biệt là BHYT HSSV ngày càng hoàn thiện, giúp cho việc tổ chức triển khai thực hiện BHYT HSSV được thuận lợi.

BHXH tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh đặc biệt coi trọng công tác BHYT HSSV, vào đầu mỗi năm học Liên ngành đều có chỉ đạo, hướng dẫn về BHYT HSSV, trong đó đưa việc phát triển đối tượng tham gia BHYT HSSV là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng hằng năm.

Chỉ tiêu tham gia BHYT là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương và đã được Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết giao chỉ tiêu tham gia BHYT cho các xã, phường. Do vậy việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ luôn được chú trọng.

Việc thông tuyến huyện, tuyến tỉnh trong khám chữa bệnh đã giúp cho HSSV thuận lợi trong việc lựa chọn cơ sở KCB, được tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời khi đau ốm.

Hệ thống y tế trường học đã từng bước được củng cố, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) ở trường học đã có nhiều đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho HSSV ngay tại trường học.

Nghị Quyết HĐND số 18/2019/NQ-HĐND, ngày 18/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ đóng BHYT trên địa bàn tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ thêm 10% kinh phí mua BHYT cho đối tượng HSSV ngoài mức hỗ trợ 30% ngân sách Trung ương.

Việc triển khai BHYT HSSV theo năm tài chính, các em HSSV hầu hết đóng tiền vào tháng 12 hàng năm giúp giảm áp lực các khoản thu từ đầu năm học của HSSV.

Những hạn chế, khó khăn trong thực hiện

Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT vẫn chưa đạt 100%, trên địa bàn thành phố mới đạt 90,26%, còn 3.877 em chưa tham gia BHYT (chiếm 9,74%). Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT của khối tiểu học và THCS đạt thấp (mới đạt 88,81%).

Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập của hộ gia đình còn thấp, nhận thức của một bộ phận HSSV và phụ huynh học sinh còn chưa đầy đủ về ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của chính sách BHYT.

Các em học sinh người dân tộc thiểu số trước đây sống ở vùng II (được cấp thẻ BHYT) nay thuộc vùng vùng 1 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg. Quyết định số 433/QĐ-UBDT (không thuộc diện được NSNN cấp kinh phí mua thẻ BHYT). Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia BHYT HSSV.

Công tác thống kê, lập danh sách cấp thẻ BHYT, tổng hợp, báo cáo còn chậm, thiếu chính xác; việc lập hồ sơ, thủ tục, danh sách thẻ BHYT tham gia ở các đối tượng khác phục vụ trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Hiện nay vẫn còn một số trường chưa đề nghị cấp kinh phí CSSKBĐ.

          Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỉ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố chiếm khá lớn (khoảng 35% dân số), nhận thức của người dân về BHYT còn hạn chế dẫn đến việc vận động tham gia BHYT HSSV ở những xã, phường vùng ven còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng 1 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (không thuộc diện được NSNN cấp kinh phí mua thẻ BHYT).

Phần lớn nhân viên phụ trách công tác BHYT HSSV ở các trường đều  kiêm nhiệm, thiếu cập nhật những hướng dẫn, thay đổi, bổ sung, dẫn đến việc lập danh sách còn chậm, chưa chính xác thông tin HSSV, việc quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu đôi khi chưa chủ động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của HSSV và gây khó khăn cho cơ quan BHXH phát hành thẻ BHYT đúng thời gian và chính xác theo quy định.

Một số trường học chưa quyết

Công tác khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở chưa theo kịp nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người bệnh dẫn đến chưa thu hút được nhiều người tham gia.

          Quan điểm chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới

          Bảo hiểm y tế HSSV là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự chia sẻ cộng đồng. Việc thực hiện chính sách BHYT HSSV góp phần vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ và hướng tới thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân.

          Các cơ quan, đơn vị có liên quan và Nhân dân phải thực hiện nghiêm Luật BHYT và các văn bản chỉ đạo triển khai BHYT đối với HSSV năm học 2021-2022 trên địa bàn thành phố Kon Tum, phấn đấu trong năm học 2021 - 2022 tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 100%.

Các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố cần xác định rõ học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của Luật BHYT. Các cơ sở giáo dục, dạy nghề có trách nhiệm trong việc thực thi Luật BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe đối với HSSV; tổ chức tốt việc phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đến HSSV ngay từ đầu năm học 2021-2022 và tuyên truyền, vận động 100% HSSV tham gia BHYT.

Giải pháp thực hiện

Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Công tác tuyên truyền phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, đa dạng hóa về hình thức, phải làm cho các cấp, các ngành và cộng đồng nhân dân quán triệt sâu rộng về chủ trương BHYT toàn dân. Trong đó quán triệt BHYT HSSV là bắt buộc, đảm bảo đến năm học 2021-2022 có 100% HSSV tham gia BHYT.

Công tác tuyên truyền phải hướng đến những mục tiêu cụ thể, phải làm cho Pháp luật BHYT được lan tỏa cả chiều rộng và chiều sâu, phải làm cho các phụ huynh và HSSV nhận thức được bản chất nhân văn, nhân đạo và lợi ích thiết thực của chính sách BHYT. Phát huy vai trò của HSSV từ đối tượng tham gia BHYT thành tuyên truyền viên cho gia đình, người thân tham gia BHYT.

Tổ chức tuyên truyền, vận động HSSV tham gia BHYT HSSV, trong đó tập trung tuyên truyền phụ huynh học sinh tại các trường học thuộc các xã, phường bị giảm thẻ BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai doạn 2021 - 2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thông tin cụ thể để phụ huynh, học sinh nắm rõ về chủ trương của Chính phủ, của UBND tỉnh, UBND thành phố trong việc giảm thẻ BHYT. Tổ chức cấp thẻ BHYT học sinh, sinh viên năm học 2021-2022 kịp thời theo đúng quy định.

           Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp, chủ động báo cáo, tham mưu đề xuất về những tồn tại, vướng mắc cần có sự chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời của Cấp ủy đảng và chính quyền để làm căn cứ thực hiện, tránh để những vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện kéo dài làm ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu; Tiếp tục duy trì sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Ngành BHXH với các Ngành Y tế, Giáo dục & Đào tạo, trực tiếp đối với từng nhà trường, từng cơ sở giáo dục.

          Ba là, nâng cao chất lượng công tác KCB BHYT gắn với việc tăng cường cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong tất cả các khâu.

          Ngành BHXH phối hợp tốt với Ngành Y tế và các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong trong quy trình tiếp nhận và KCB, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và thuận lợi cho HSSV khi ốm đau, tai nạn phải điều trị tại các cơ sở y tế. 

          Ngành BHXH phối hợp tốt với Ngành Giáo dục & Đào tạo thực hiện cải cách TTHC trong tất cả các khâu: Đăng ký tham gia, thu phí, in và phát hành thẻ BHYT, cấp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV đảm bảo kịp thời, thuận lợi.

Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được trích lại theo quy định. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về nhân lực và phòng y tế để đủ điều kiện trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ và Điều 8, Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

          Bốn là, hằng năm tham mưu UBND thành phố giao chỉ tiêu thực hiện BHYT HSSV cho từng trường học, kết hợp với công tác đánh giá, phân loại các đơn vị theo từng nhóm trường, theo khu vực trung tâm và vùng ven. Nhà trường giao chỉ tiêu cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh tham gia BHYT HSSV, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Đưa chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trường học trực thuộc, gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong công tác đánh giá thi đua khen thưởng.

BHXH phối hợp với phòng Giáo dục khảo sát các trường học có tỷ lệ học sinh tham gia thấp trên địa bàn để tìm ra giải pháp để năm học 2021 - 2022, thành phố phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe HSSV.

Năm là, huy động các nguồn tài trợ, xã hội hóa hoặc kêu gọi hỗ trợ BHYT (Hội đồng đội của các trường trung tâm thành phố, có điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi để hỗ trợ cho các trường vùng kinh tế - xã hội khó khăn) cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT HSSV để triển khai mô hình “thẻ BHYT yêu thương” có hiệu quả thiết thực.

Sáu là, thực hiện tốt công tác giám sát, khen thưởng, nhân rộng điển hình. Chính sách BHYT hiện hành đã được luật hóa, HSSV thuộc diện tham gia BHYT  bắt buộc, vì vậy ngoài công tác tuyên truyền vận động thì công tác giám sát của các cấp, các ngành cũng phải được thực thi nhằm phát hiện những tổ chức cá nhân làm tốt, đồng thời nhắc nhở những đơn vị, cá nhân chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện chính sách BHYT HSSV.

Bên cạnh đó, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá biểu dương khen thưởng đối với những tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác BHYT HSSV cũng phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, đồng bộ và kịp thời nhân rộng những tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác BHYT HSSV.

Hoàng Thủy

 

Album ảnh hoạt động