BHXH Việt Nam được đánh giá cao trong xây dựng Chính phủ điện tử
10/11/2019 08:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tham gia giải trình
Tại Phiên chất vấn ngày 08/11 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tham gia giải trình làm rõ thêm những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kết quả triển khai thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Việt Nam đã triển khai Chính phủ điện tử từ năm 2000. Sau 20 năm, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ và kết quả khích lệ. Từ kết quả đó, Việt Nam đã được tổ chức Liên Hợp quốc xếp thứ hạng 88/193 quốc gia, nền kinh tế và lãnh thổ. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách rất thẳng thắn nhiều kết quả mong đợi thì hiện nay chúng ta cơ bản nhất, quan trọng nhất và vấn đề mà sáng nay ĐBQH quan tâm là chúng ta chưa chưa đạt được xác định tầm quan trọng của việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng cho biết, ngày 01/7/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36 về ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế. Từ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36. Tiếp đó, nhiệm kỳ này Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 17 ngày 07/3/2019, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2025. Trong Nghị quyết nhấn mạnh những nội dung ĐBQH quan tâm.
Thứ nhất, phải xây dựng, hoàn thiện thể chế. Hiện nay, trong Nghị quyết Chính phủ đã giao cho các cơ quan xây dựng các Nghị định: Nghị định về ban hành quản lý và kết nối cơ sở dữ liệu, Nghị định bảo mật thông tin cá nhân, Nghị định về xác thực và định danh điện tử và giao cho Bộ Nội vụ sửa tiếp Nghị định 110 về văn thư lưu trữ để tiến tới lưu trữ điện tử, quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và thời điểm thích hợp thì Chính phủ sẽ nghiên cứu để trình QH ban hành Luật Chính phủ điện tử.
Thứ hai, sớm được ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. Đây là nội dung rất quan trọng để các cơ quan, các nhà mạng sẽ căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn để bảo đảm các phần mềm được kết nối. Về hạ tầng công nghệ thông tin thì phải bảo đảm an ninh thông tin. Hạ tầng dùng chung, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, hiện nay đã có cuộc cách mạng mở truyền số liệu các cơ quan của Đảng, Trung ương, chính quyền và đã có trục liên thông văn bản quốc gia gửi, nhận văn bản quốc gia…
Thứ ba , nền tảng dữ liệu Chính phủ điện tử dựa trên cơ sở dữ liệu và dữ liệu mở để hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số. Hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã cơ bản hoàn thành. Chúng ta có cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, hiện Bộ Tài chính đang hoàn thiện.
Liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải bảo đảm nguyên tắc “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, phục vụ cải cách hành chính là dẫn dắt và ứng dụng công nghệ thông tin là phương tiện”. Do đó, để triển khai chủ động, thành công đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải triệt để tuân thủ nguyên tắc này. Đồng thời, tập trung nguồn lực để tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, lựa chọn những dịch vụ công thiết yếu để thực hiện trước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc phần chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông
Cuối tháng 11, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia. Như vậy, có thể đưa một số các dịch vụ như nộp thuế doanh nghiệp, cấp đổi giấy phép lái xe trong nước và quốc tế, đăng ký khuyến mại, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thực hiện thông báo khuyến mại, ấp điện, hạ áp cấp điện trung áp và thu tiền điện thì sẽ thực hiện trong tháng 11 này. Tiếp theo, quý I/2020 sẽ thực hiện cung cấp danh mục dịch vụ công thu thuế cá nhân, cấp đăng ký khai sinh, thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thu phí, lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy, đăng ký giao dịch điện tử giao dịch bảo đảm, cấp phiếu lý lịch tư pháp...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh, Văn phòng Chính phủ đánh giá rất cao sự phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BHXH Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương và các địa phương đang tập trung quyết liệt theo sự chỉ đạo của Thủ tướng. Tại Hội nghị trực tuyến gần đây, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo quyết liệt và đưa vào tiến độ vào nhiệm vụ này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu rõ…
Kết thúc phần chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đã có 43 đại biểu đặt câu hỏi và 12 đại biểu tranh luận; có 30 đại biểu đăng ký nhưng chưa có thời gian đặt câu hỏi. Với những chất vấn này, Chủ tịch QH đề nghị Bộ trưởng trả lời bằng văn bản cho các Đại biểu. Là nhóm vấn đề cuối cùng trong 4 lĩnh vực, các đại biểu đã đặt câu hỏi thẳng thắn, sâu sắc, trách nhiệm có tính xây dựng, thực tiễn cao và tích cực tranh luận để làm rõ vấn đề./.
Nguồn: Cổng TTĐT BHXH Việt Nam
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...