Phát huy hiệu quả BHYT trong tình hình mới
19/07/2019 01:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực hiện Chỉ thị này, người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi, những người trong diện chính sách xã hội được Nhà nước mua và cấp miễn phí thẻ BHYT; người cận nghèo được hỗ trợ 70% mức phí thẻ BHYT… đồng thời, đối tượng hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh còn được kinh phí Trung ương và địa phương hỗ trợ gần 2 tỷ đồng đảm bảo 30% mức đóng của phần cá nhân tự đóng; học sinh, sinh viên là người DTTS sống ở Vùng I được hỗ trợ xấp xỉ 1,85 tỷ đồng đảm bảo 70% mức đóng của phần cá nhân tự đóng, giúp 100% các nhóm đối tượng này đều có thẻ BHYT để được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi KCB BHYT, giảm thiểu gánh nặng tài chính khi rủi ro ốm đau, bệnh tật, phòng tránh “bẫy nghèo đói”.
Cán bộ BHXH tỉnh đóng bì thẻ BHYT để chuyển đến đối tượng qua Bưu điện
Trong 10 năm qua, số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYT ở Kon Tum ngày càng tăng, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam và HĐND tỉnh Kon Tum giao. Thay vì năm 2009 - năm đầu thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa X), toàn tỉnh có 268.489 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 62,15% dân số thì, đến cuối năm 2018 số người tham gia BHYT đã lên đến 474.863 người, tỷ lệ bao phủ đạt 90,79% dân số, tăng 206.374 người, gấp 1,77 lần so năm 2009.
Quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT ngày càng được mở rộng, nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận dịch vụ khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe, trong đó, nổi bật là việc thông tuyến KCB BHYT, việc tăng cường mở rộng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phát triển các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị... Cùng với những cơ chế thuận lợi từ chính sách đem lại đó cho người dân, hàng năm, cơ quan BHXH đã chủ động ký hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trên cơ sở thẩm định, xác định đủ điều kiện để tổ chức thực hiện KCB đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, BHXH tỉnh và Sở Y tế thống nhất việc phân bổ thẻ KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở KCB, bảo đảm các đối tượng tham gia BHYT đều được đăng ký KCB ban đầu thuận lợi nơi cư trú hoặc nơi công tác, phù hợp với khả năng chuyên môn, cơ sở vật, nguồn nhân lực của các cơ sở KCB. Cơ quan BHXH bố trí lực lượng giám định viên thường trực tại các bệnh viện theo dõi sát sao hoạt động KCB BHYT, phối hợp cơ sở y tế giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác KCB, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo được sự đồng thuận cao từ phía người tham gia và thụ hưởng BHYT.
Số lượt người KCB BHYT trong toàn tỉnh tăng nhanh hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, kinh phí chi trả từ quỹ cũng tăng tương ứng. Thay vì năm 2009, toàn tỉnh Kon Tum có 390.680 lượt người KCB BHYT với chi phí hơn 32,67 tỷ đồng thì, đến năm 2018 có đến 1.004.978 lượt người KCB BHYT với chi phí lên đến 322,87 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần. Tính từ năm 2009 tới năm 2018, cơ quan BHXH tỉnh Kon Tum đã thanh toán cho hơn 7 triệu lượt người tới KCB BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, với tổng chi phí lên gần 1.492 tỷ đồng.
Để nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHYT, trong những năm qua ngành BHXH không ngừng đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tạo chuyển biến nhận thức tích cực về BHYT đối với các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Cạnh đó, BHXH tỉnh tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT để giám sát, quản lý quỹ BHYT chi đúng quy định, ngăn chặn các hành vi lợi dụng, lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT, nổi bật là đã triển khai Hệ thống thông tin giám định BHYT, liên thông dữ liệu KCB BHYT của các cơ sở KCB để phục vụ công tác quản lý KCB và thanh toán BHYT nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí, minh bạch thông tin; thực hiện thông tuyến KCB BHYT tuyến huyện nội tỉnh từ đầu năm 2016, tiến tới thông tuyến KCB trên toàn quốc vào năm 2021; năm 2018 triển khai mô hình giám định BHYT chuyên sâu kết hợp giám định chủ động và giám định điện tử... góp phần kiểm soát tốt quỹ BHYT, nâng cao chất lượng KCB BHYT, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT, tạo dựng niềm tin trong Nhân dân, tích cực thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân. Ngoài ra, BHXH tỉnh còn tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm, trục lợi quỹ BHYT. Từ 2009 đến nay, BHXH tỉnh đã tổ chức 99 cuộc kiểm tra tại các cơ sở KCB BHYT. Qua đó, phát hiện và thu hồi về quỹ KCB BHYT gần 1,2 tỷ đồng của 16 cơ sở KCB thanh toán chi phí KCB BHYT chưa đúng quy định.
Bên cạnh nhiều kết quả nổi bật, việc thực hiện chính sách BHYT trong điều kiện của một tỉnh miền núi như Kon Tum, không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới, trong đó, đáng chú ý vẫn còn một số nhóm đối tượng tỷ lệ tham gia BHYT chưa đạt 100% theo quy định của pháp luật về BHYT, như nhóm đối tượng người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động còn khoảng 6.000 người chưa tham gia (13,38%); nhóm hộ gia đình còn khoảng 43.300 người (40,29%); học sinh, sinh viên còn khoảng 10.800 em (10,08%), đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia BHYT chung toàn tỉnh. Nợ BHYT kéo dài diễn ra phổ biến trên diện rộng, đã và đang là vấn nạn. Tình trạng “lãng quên thực hiện nghĩa vụ” đóng BHYTcho NLĐ của đông đảo chủ doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thân của NLĐ cũng đang là mối quan ngại lớn. Trong khi đó, quy định của Bộ luật Hình sự về hành vi vi phạm chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (Điều 214, 215, 216) chưa triển khai thực hiện đồng bộ trong thực tế; công tác khởi kiện các đơn vị vi phạm pháp luật về BHYT chưa thực hiện được, trong 3 năm trở lại đây LĐLĐ tỉnh chưa khởi kiện được đơn vị sử dụng lao động nào, chưa “giống lên hồi chuông cảnh báo” đối với các doanh nghiệp cố tình nợ nần dây dưa hoặc trốn đóng BHYT cho NLĐ.
Nhằm tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế trên đây, ngoài sự nổ lực của ngành BHXH, rất cần sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đoàn thể. Về phía cơ quan BHXH, thời gian tới tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về BHXH, BHYT trong tình hình mới; không ngừng mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHYT; phối hợp với ngành Y tế triển khai thực hiện tốt công tác KCB BHYT; tăng cường giám định BHYT, ngăn ngừa, phòng, chống lạm dụng, lãng phí quỹ KCB BHYT; tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành về đóng BHYT, KCB BHYT, kiên quyết xử lý vi phạm; hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu dân cư tập trung của Ngành BHXH phục vụ khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch hồ sơ BHYT điện tử; áp dụng ISO 9001:2008, rút ngắn thời gian giao dịch, phục vụ tốt tổ chức, cá nhân tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT; kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chuyển đổi tác phong từ hành chính thụ động sang chủ động phụ vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHYT./.
Tấn Đức
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...