Đưa chính sách BHYT tới đồng bào DTTS

06/11/2018 01:52 AM


 

BS thăm khám bệnh cho người đồng bào DTTS tại TTYT huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Trước thực trạng đó, nhằm đưa chính sách BHYT về với người dân nói chung, người đồng bào DTTS nói riêng, trong nhiều năm qua BHXH tỉnh đã tăng cường đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như phát thanh tuyên truyền lưu động ở vùng sâu, vùng xa bằng một số thứ tiếng đồng bào DTTS với nội dung những điều cần biết về BHYT; kịch ngắn truyền thanh; tổ chức lưu diễn văn nghệ, kịch sân khấu hóa; chiếu phim tài liệu về công tác KCB BHYT, kết hợp phát tờ gấp tuyên truyền bằng tiếng DTTS đến tận tay người dân; tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp tại khu dân cư… tạo chuyển biến nhận thức tích cực trong nhân dân, từng bước góp phần thay đổi hành vi của người dân trong tham gia BHYT, bảo quản thẻ và đi KCB bằng thẻ BHYT thay vì giữ thói quen lạc hậu cúng bái, mê tín dị đoan. Các hội nghị đối thoại, mời những nhân chứng là người dân của địa phương nơi diễn ra hội nghị, họ là những bệnh nhân từng bị bệnh nặng đã được điều trị khỏi, những bệnh nhân được quỹ BHYT thanh toán số tiền lớn… điều này đã có tác động mạnh mẽ đến cách nghĩ, cách làm của nhiều người, nhiều gia đình và lan tỏa dần ra cả bản, làng.

Nhờ đó, trong nhiều năm nay, thay vì tìm đến thầy mo, thầy cúng thì mỗi khi bị bệnh tật người dân đã đến trạm y tế xã, bệnh nặng thì chuyển lên tuyến huyện, tuyến tỉnh. Số lượt người KCB của đồng bào DTTS mỗi năm một đông thêm, kết quả trong gần 4 năm trở lại đây minh chứng điều đó, năm 2016 có 142.473 lượt người DTTS đi KCB bằng thẻ BHYT, chiếm 16% tổng số lượt bệnh nhân KCB trong toàn tỉnh; năm 2017 là 145.781 lượt và 9 tháng đầu năm 2018 là 114.927 lượt, với tổng số tiền thanh toán 44,5 tỷ đồng. Theo Phòng Giám định BHYT thuộc BHXH tỉnh, ước tính cả năm 2018 sẽ có xấp xỉ 195.000 lượt, với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Nhìn chung, số lượt KCB BHYT của người DTTS và kinh phí quỹ BHYT chi trả hàng năm cho nhóm đối tượng này, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nhiều bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả với số tiền lớn, chẳng hạn như: trong năm 2018, có ông A Nghích (1975) - làng O, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, nằm viện 47 ngày điều trị bệnh suy hô hấp không phân loại nơi khác, được quỹ BHYT chi trả 119.212.101 đồng; anh A Trình (1988) - thôn Măng Lon, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, nằm viện 13 ngày điều trị bệnh chảy máu tiêu hóa không đặc hiệu, số tiền 102.612.812 đồng; cụ bà Y Hôi (1957) - thôn Long Đuân, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, nằm viện 46 ngày điều trị bệnh viêm phổi tác nhân không xác định, số tiền 104.278.734 đồng... - “được BHYT trả tiền trị bệnh trên một trăm triệu đồng, bà già biết ơn muốn khóc luôn, thẻ BHYT mà không có thì tiền bà già không nổi chịu, chắc chết thôi” - Cụ Y Hôi nghẹn lời trong xúc động khi chúng tôi gặp Cụ tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum, hồi tháng 9/2018.

Hiện nay, cả tỉnh còn 5% người đồng DTTS chưa tham gia BHYT, tương ứng với khoảng gần 14.000 người, trong đó, phần lớn là người DTTS sống ở vùng I (TP. Kon Tum, huyện Đăk Hà...) không phải là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên không được NSNN cấp thẻ BHYT. Trong khi đó, đại bộ phận trong số này còn khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, không ổn định, nhận thức về BHXH, BHYT còn rất hạn chế, chưa ý thức hết sự cần thiết phải tham gia BHYT cho đến khi gặp rủi ro không mong đợi, nhất là đối với những trường hợp ốm đau phải điều trị dài ngày, chi phí vượt ngoài khả năng chi trả, thì lúc ấy mới muộn màn nhận ra ý nghĩa thiết thân của tấm thẻ BHYT và ân hận vì mình không tham gia.

Bác sỹ thăm, khám bệnh cho cụ bà người DTTS tại TTYT huyện Đăk Tô, Kon Tum.

Phó Giám đốc BHXH tỉnh Kon Tum Võ Công Đức cho biết thêm, tuyên truyền BHXH, BHYT là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Về phía cơ quan BHXH tỉnh, bên cạnh nhóm đối tượng đồng bào DTTS được cấp miễn phí thẻ BHYT thì, BHXH tỉnh tuyên truyền, vận động người dân chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT, cụ thể là tiếp tục chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể... đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tổng hợp đan xen hướng về cơ sở, huy động sự tham gia của  các già làng, trưởng bản, những người có uy tín tại các thôn làng, địa phương tham gia vào đội ngũ tuyên truyền viên BHXH, BHYT nhằm giúp người dân nói chung, người đồng bào DTTS nói riêng hiểu được cái lợi khi tham gia BHYT, những nguy cơ khi không tham gia BHYT, từ đó vận động nhóm đồng bào DTTS còn lại tham gia BHYT hộ gia đình để được cộng đồng chia sẻ rủi ro, hạn chế tổn thất về mặt tài chính khi không may bị ốm đau, bệnh tật, nhất là trong thời buổi viện phí tăng cao như hiện nay; thực hiện cấp thẻ BHYT đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng được NSNN đóng và hỗ trợ đóng (hộ nghèo; người DTTS sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hộ cận nghèo…) theo đúng quy định; tiếp tục mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH, BHYT, đồng thời tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và khai thác cho đội ngũ này; tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ, nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người DTTS sống tại vùng I có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hỗ trợ số tiền của học sinh tự đóng đối với học sinh người DTTS sống tại vùng I...

Tin rằng, với sự quyết tâm cao độ của ngành BHXH cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ tích cực thúc đẩy diện bao phủ người đồng bào DTTS tham gia BHYT, thiết thực giúp họ có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi từ các dịch vụ BHYT, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn./.

                                                                                                            Thu Hiền

{loadposition baivietmoi}