Mở rộng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
15/04/2016 02:54 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Để làm rõ điều này, phóng viên báo Kon Tum đã làm việc với ông Nguyễn Duy Khang - Trưởng phòng giám định BHYT (Bảo hiểm xã hội tỉnh) và được ông cho biết, theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 ghi rõ: Tại điều 11 về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh BHYT quy định người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh. Người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền). Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
Một ca thăm bệnh
Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án. Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn. Trường hợp người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh khác có tổ chức khám chữa bệnh BHYT ban đầu.
Tại Điều 12 về sử dụng giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại trong khám chữa bệnh BHYT của Thông tư này, ghi rõ: Sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ BHYT thì trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh không phải là cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký. Người bệnh có thẻ BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh như: Lao các loại, phong, HIV/AIDS, di chứng viêm não, bại não, liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi, xuất huyết trong não, dị tật não, não úng thủy, động kinh, ung thư, u nhú thanh quản, đa hồng cầu, thiếu máu bất sản tủy, thiếu máu tế bào hình liềm, bệnh tan máu bẩm sinh, tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, bệnh Hemophillia, các thiếu hụt yếu tố đông máu, các rối loạn đông máu, bệnh lý chức năng tiểu cầu, hội chứng thực bào tế bào máu, suy tủy, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh acid hữu cơ, acid amin và acid béo, tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu sắt, suy tuyến giáp, suy tuyến yên, bệnh tâm thần, parkinson, nghe kém ở trẻ em dưới 6 tuổi, rối loạn dự trữ thể tiêu bào, suy tim, tăng huyết áp có biến chứng, bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim, bệnh phổ tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, vảy nến, vảy phấn đỏ nang lông, á vảy nến, luput ban đỏ, viêm bì cơ, xơ cứng bì hệ thống, di chứng do vết thương chiến tranh, viêm gan mạn tính tiến triển, viêm gan tự miễn, hội chứng viêm thận mạn, suy thận mạn, tăng sản thượng thận bẩm sinh, thiếu sản thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ, viêm xương tự miễn, viêm cột sống dính khớp… thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh./.
Hồng Nhung
{loadposition baivietmoi}
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hướng dẫn Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất trên Cổng ...
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ ...